Thứ năm, ngày 24 tháng 04 năm 2025
Cập nhật lúc: 14/02/2025

BÀI TRUYỀN THÔNG BỆNH CÚM, SỞI VÀ CÁC BỆNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra thời tiết thất thường cơ thể dễ bị nhiễm bệnh trong đó có bệnh cúm, sởi và các bệnh đường hô hấp.

Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi; ở những nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao. Để có biện pháp phòng, chống bệnh tốt, đảm bảo sức khỏe cho mọi người cáo mọi người dân chúng ta nên đi tiêm phòng Cúm, sởi hàng năm (mỗi năm 1lần). 

    Trong các bệnh lây nhiễm thì Cúm là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và nguy hiểm, nếu mắc có thể gây ra biến chứng như: Viêm cơ tim, co giật, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai, viêm họng..... ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

    Để biết và phòng tránh bệnh, người dân cần biết một số thông tin sau:

- Bệnh Cúm do vi rút cúm gây ra và là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp gây dịch, có thể thành đại dịch. 

Biểu hiện bệnh Cúm: Sốt, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đau mỏi người, các biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng, chảy nước mũi, ho tức ngực.

          Sự nguy hiểm của bệnh Cúm.

    - Viêm phổi dẫn tới suy hô hấp nặng và có thể tử vong. 

    - Bệnh Cúm có thể làm nặng thêm các bệnh đã mắc từ trước hoặc bùng phát những bệnh mắc tiềm tàng.

        - Thai phụ bị Cúm, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non...

    - Biến chứng: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não....

     Các biện pháp phòng tránh.

    - Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng,hoặc nước sát khuẩn nhanh.

    - Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi.

    - Hạn chế tiếp xúc với người bị Cúm, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang.

    - Hàng ngày thường xuyên sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch Natriclorid 0,9%), họng (Fluor hoặc nước muối pha loãng).

    - Nhà ở,nơi làm việc luôn được thông thoáng, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà.

    - Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

    - Nếu có biểu hiện triệu chứng của Cúm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

    Hiện nay vắc xin phòng cúm chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó để tiêm phòng cúm, người dân phải đăng ký tiêm dịch vụ.

    Vì sức khỏe của mình, gia đình và xã hội mỗi người dân cần thực hiện tốt việc tiêm phòng Cúm, sởi đầy đủ hàng năm để phòng, chống bệnh Cúm, sởi và các bệnh truyền nhiễm./.

                                                                                                                          Ea ktur, Ngày 14/02/2025

                                                                                                  Người viết bài tuyên truyền

 

                                                                                                                    

                                                                                                                 H Navi Niê

 

 

 

 

     

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang