Xã Ea Ktur huyện Cư Kuin mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của NHCSXH huyện Cư Kuin.
Xã Ea Ktur huyện Cư Kuin mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của NHCSXH huyện Cư Kuin.
Hiệu quả từ vốn vay giãi quyết việc làm nhờ trồng sầu riêng từ vốn vay ngân hàng chính sách xã hội huyện cư kuin "Không có nguồn vốn của NHCSXH huyện Cư Kuin thì chúng tôi đâu dám làm lớn, đâu dám mở rộng diện tích và không có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay" - nông dân bà H Lê Na Niê, Sinh năm 1993 Buôn Jung A, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin). Bà H Lê Na Niê chia sẻ: bao nhiêu vốn luyến tôi đã đầu tư vào trồng Sầu riêng. Lúc ấy, mô hình trồng sầu riêng ở địa phương đã bắt đầu phát triển nên gia đình cũng quyết làm liều mở rộng diện tích thêm 1 Ha trên sang trồng sầu riêng". Năm 2020, gia đình bà được Ngân hàng NHCSXH huyện Cư Kuin chi nhánh tỉnh Đăk Lăk tạo điều kiện vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn vốn GQVL để đầu tư trồng thêm sầu riêng và mua phân bón. Để cây sầu riêng phát triển tốt không hề đơn giản, ngày đêm gia đình bà phải chịu khó chăm sóc, phát cỏ, bón phân, vô thuốc, tỉa cành đúng theo quy trình.
Toàn cảnh hình: (Nông dân H Lê Na Niê phát triển mô hình trồng sầu riêng nhờ nguồn vốn của ngân hàng NHCSXH huyện Cư Kuin.) |
Bà H Lê Na Niê cho biết: "Chỉ sau khoảng 4 năm, gia đình tôi đã thu hoạch khoảng 20 tấn quả, nên mừng lắm. Theo bà, mặc dù năm 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng gia đình vẫn cần cù chăm sóc đến nay xuất bán được 20 tấn, giá bán 85.000 đồng/kg, thu nhập gần 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 500 triệu đồng và dự kiến sang năm sản lượng sẽ gấp đôi so với mọi năm. Lãnh đạo NHCSXH huyện Cư Kuin cho biết, đầu năm 2024 trên địa bàn huyện nói chung và tình hình sản xuất nông nghiệp nói riêng tương đối ổn định. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng như tăng diện tích trồng mới cây sầu riêng và một số cây ăn quả, nhờ trồng sầu riêng đời sống của bà con đã ổn định.
Toàn cảnh hình ảnh: (chủ vươn phấn khởi tới mua thu hoạch sầu riêng) |
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cư Kuin đã tích cực triển khai thực hiện đầu tư cho vay theo đối tượng vay kinh tế trang trại, hộ nông dân sản xuất giỏi, làm ăn có hiệu quả. Tiến hành tổ chức tuyên truyền Nghị định 55CP, Nghị định 116 CP và các quyết định cho vay của ngân hàng cấp trên.
Tiến hành đầu tư tín dụng theo từng đặc điểm của kinh tế vùng, xã về cây, con... Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP. Kết quả dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng gần như 100% tổng dư nợ.
Với mục đích giúp hộ nghèo, hộ hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh./.
Biên soạn tin bài Th: Định Thị Lan CT. Hội phụ nữ xã Ea Ktur
Trưởng ban biên tập đã phê duyệt nội dung tin bài